Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 39: Nhàn mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn học lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Nhàn
Bài giảng: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
- Về kiến thức: Giúp học sinh:
– Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.
– Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Về kĩ năng:
– Biết cách đọc- hiểu một bài thơ có những câu ẩn ý, thâm trầm.
– Có kĩ năng cảm nhận, phân tích một văn bản thơ.
III. Thái độ:
– Bồi dưỡng cho HS ý thức học tập, yêu thích vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
– Năng lực đọc hiểu văn bản , năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, vận dụng kiến thức liên môn…
– Phẩm chất: Bồi đắp tình yêu văn học dân tộc; gia đình, hương đất nước,trân trọng và gìn giữ giá trị tinh thần vô giá của dân tộc.
- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Chuẩn bị của giáo viên:
– Sách giáo khoa, giáo án/ thiết kế bài học
– Câu hỏi chuẩn bị trước cho học sinh
– Kế hoạch phân công nhiệm vụ, chia nhóm học sinh
– Đoạn clip giới thiều về tác giả ( nếu có )
- Chuẩn bị của học sinh:
– Học bài cũ: Yêu cầu nắm được nội dung và nghệ thuật bài Cảnh ngày hè.
– Chuẩn bị bài mới:
+ Yêu cầu hs đọc và tìm hiểu về thơ văn NBK
+ Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu sách giáo khoa bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Soạn các câu hỏi trong từng phần và làm các bài trong phần luyện tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
– GV kiểm tra bài cũ:
CH: Đọc thuộc bài thơ Cảnh ngày hè và cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ?
– GV dẫn dắt vào bài mới: Câu thơ đầu tiên trong bài Cảnh ngày hè của NT đã thể hiện chữ nhàn qua từ “rồi” nhưng là thân nhàn nhưng tâm không nhàn, về ở ẩn nhưng vẫn canh cánh một lòng lo cho dân cho nước. Sau này chữ nhàn ấy lại được nhắc đến trong thơ NBK đã trở thành triết lí, thái độ , quan niệm sống …
Xem thêm